Lễ tết Nguyên Đán (lễ đầu năm mới)

Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thừa giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện rõ mỗi quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa: xuân – hạ – thu – đông và quan niệm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam… Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng…

Chúc tết ông bà
Chúc tết ông bà

Để chuẩn bị đón Tết, mỗi gia đình sắm sửa tranh tết (tranh dân gian, câu đối), hoa quả, đây chính là yếu tố tinh thần cao quý thanh  khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân.

Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa Mai, hoa đào, hoa mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành đào, cành mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” cây quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc… Tết trên ban thờ Tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.

Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghinh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may quần áo mới, trang trí ban thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Con cháu trong nhà từ phút giao thửa trở đi được nhắc nhở không được nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy… anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:  ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”. Chính vì vậy, sáng mùng 1 lại ít khách. Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc,  những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ngày tết việc biếu quà tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến.

Ở nước ta, thì dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần (60, 70, 80, 90 tuổi)… tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày xuân là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tu tập đông vui. Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hạnh thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày “Khai nghề”, “Làm lấy ngày”. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người buôn bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm… ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hóa vàng.

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày tết: trong “ Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì trở nên giàu có. Một hôm nhân ngày mùng Một tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ lúc đó có tục kiêng không hốt rác ngày tết. Như vậy, ngày mùng Một là ngày đầu năm mới, trước hết phải thắp hương tổ tiên xong xuôi mới về đi việc khác. Trưa mùng Một tết thường các gia chủ làm lễ cúng gia tiên, sau đó mới đi chúc tết, mừng tuổi họ hàng anh em…

 

Văn khấn tổ tiên (Ngày mồng một tết)

 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Đức Đương lai hà sinh Di Lặc Tôn Phật.
  • Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tín chủ (chúng) con là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày mùng Một tháng giêng năm . . . . , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.

Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hạnh thông.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành.

Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

 

 

Thocung.net-theo Nghi lễ thờ cúng tại nhà (Nguyễn Quốc Thái biên soạn)

One thought on “Lễ tết Nguyên Đán (lễ đầu năm mới)”

  1. Hồi nhỏ , chị hay thắc mắc không biết là mùa
    xuân về thì hoa mai mới nở. Hoặc hoa mai nở thì mùa xuân mới về.
    Nhưng rồi thắc mắc đó mau chóng bị quên lãng bởi khí trời mùa xuân.Chị
    được sắm đồ Tết , được đi chơi , vui nhất là được nhận lì xì.
    Những phong bao vẻ son làm chị ưa thích. Chị thường dành tiền ngồi lì xì để mua đồ chơi , có khi mua tập sách ,
    có lúc mua quà vặt. Tiền ngồi lì xì ở quê không lớn nhưng tết nhất chẳng thể thiếu lì xì.
    Nó đã trở nên luật bất thành văn. Mỗi khi nhận bao lì xì
    , chị em chị lại nhận xét số tiền trong phong bao đỏ.

    Hễ có ai lì xì ít hay nhiều hơn so với số tiền thông thường thì họ lại phẩm bình.
    “Cô Hai nay giàu thế”. “Bác Ba sang trọng thế mà ngồi lì xì bèo quá”… cha mẹ chị đã Hai ba lần nhắc.
    Đó chỉ là lộc tết.

    Chị rời quê lấy chồng trên thành phố. Nay đã là cái tết thứ ba chị không về nhà
    ăn tết. Chị bận với đủ lý do. Nhớ năm đầu tiên chị lấy chồng.

    Về quê tết nhất , chị rộn rã sắm sanh
    đủ thứ quà mứt. Chị cố ý mua quà trĩu nặng.
    Chị không quên bỏ bao ngồi lì xì thật to với số tiền hơn mức trung bình.

    Chị phớn phở vênh váo vì là dân thành
    thị , nhà chồng lại khá giả , chị phải mua quà và ngồi lì xì cho xứng tầm.
    Khỏi phải nói , Nhà ở chị tự hào thế nào.

    Qùa tết toàn những thứ sang trọng. Chị hớn hở ra mặt.

    Năm sau , chị không hồi trang ăn tết vì đứa con còn non tháng ngày.
    Má chị fone lên nói mọi người ở
    quê đều nhắc chị. Chị thấy chạnh lòng.

    Năm thứ hai , chị điện thoại báo không về quê ăn tết được.
    Chồng chị bận công tác nước ngoài không về kịp ,
    thằng bé con lại quá nhỏ. Má chị nén tiếng
    thở dài.

    Năm nay chị lại điện thoại báo không về quê ăn tết.
    Chồng chị đã đặt vé đi du lịch xứ chùa Vàng.
    Má chị nén buồn: ừ. Vậy thôi.

    Đang lúi cúi dọn dẹp nhà cửa , chị nhận được telephone của má dưới quê gọi lên:

    – Tết này về đi con. Ba má biết hết cả rồi.

    – Gì ạ? Má nói gì con không hiểu?

    – Hôm rồi thằng Tí chú Năm lên đô thị.
    Nó nói thấy vợ chồng con… bố mẹ
    biết hết rồi. Con ơi. Tết về nhà… có gia đình.

    – Nhưng mà…

    – Không nhưng gì hết. Phải về. Phải quê con ạ.
    Tết là dịp sum họp…

    Chị chỉ nghe tới đó rồi khóc nấc lên. Vì thể diện mà ba
    năm rồi chị không hồi trang ăn tết. Thật ra , gia
    đình chồng chị đã khánh tận từ lâu.
    Ngôi nhà lớn phải bán đi. Vợ chồng chị phải ra ở trọ.
    Công ti vỡ nợ , chồng chị phải bán hàng
    dạo ngoài đường. Làm chi có công tác?
    làm gì có tiền mà đi du lịch?

    thực ra , chị không khổ đến mức không có tiền hồi trang.

    Nhưng tính chị vốn chuộng hình thức. Về quê ngày tết
    không thể không có quà. Về quê tết nhất
    chẳng thể không lì xì? Mà đâu thể quà tượng trưng?
    ngồi lì xì hình thức được. Chị không muốn bị Quần chúng xem
    thường , chê cười. Thế là chị viện đủ lý do để không phải hồi trang ăn tết.

    Những cánh mai đi hàng đầu đã hé nụ.
    Dòng người rộn ràng hồi trang đón tết.
    Lòng chị nao nao. Khao khát trở về nhà , nhớ quê
    , nhớ bố mẹ , nhớ không khí quê tết nhất.
    Mọi năm , chị đều đồ mưu hoạch kiệm ước để
    cuối năm có tiền hồi trang đón tết.
    Chị sẽ mua quà thật to , ngồi lì xì thật đáng với cái
    danh dân đô thị. Nhưng rồi cuối năm , bao lăm việc
    phải cần đến tiền. Chị đành lỡ hẹn giấc mơ quê ngày tết.

    Còn mấy ngày giáp tết , thất gia chị cố bán cho hết số hàng.
    Chị định kiếm thêm chút tiền để hồi trang.
    Chị dằn lòng chỉ mua quà và ngồi lì xì hợp khả năng.
    Quan yếu là chị được về quê , được sống trong khí trời quê ngày tết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *