Lễ dâng sao giải hạn đầu năm vào ngày tết Nguyên Tiêu

 

Ông bà ta xưa cho rằng,  hằng năm mỗi người có một sao chiếu mệnh. Mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hẩu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô. Nhưng tuy cùng độ tuổi mà nam nữ có sao khác nhau. Đơn cử 28 tuổi Nam thì là sao La Hầu, nữ là sao Kế Đô… Tất cả có 9 ngôi sao chiếu mệnh và cứ sau 9 năm sao đó lại chiếu vào mệnh của mình. Do vậy Nam ở các độ tuổi 10, 19, 28, 37, 46, 55,84, 73, 82 đều là sao La Hầu, còn Nữ ở những tuổi ấy lại chịu sao Kế Đô. Các sao chiếu mệnh gồm sao: Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Thổ Tú, Thái Bạch, Thủy Diệu, La Hầu, Kế Đô. Các sao này cũng có sao tốt, sao xấu, nên người ta phải làm lễ dâng sao để giải trừ hạn ách, tật bệnh. Song các sao xuất hiện trong tháng vào các ngày khác nhau lại có hình thức khác nhau nên việc làm lễ phải chọn ngày, dùng số lượng nến, lập bài vị và màu sắc phải phù hợp lại phải thiết kế ban thờ cho đúng hướng.

Đây là chia sẻ về cách cúng sao giải hạn cho ngày Tết Nguyên Tiêu

  • Người chịu sao La Hầu thì phải làm lễ vào ngày mùng 8 hằng tháng, thắp 9 ngọn đèn (theo hình sao) bài vị màu vàng và ghi “ Thiên cung thần chủ La Hầu Tinh quân” ban thờ quay về hướng Nam lễ về hướng Bắc.
  • Người chịu sao Kế Đô thì dâng sao vào ngày 18 hàng tháng, thắp 21 ngọn nến, (Xếp theo hình sao) bài vị màu vàng ghi dòng chữ “ Địa cung thần vỹ Kế Đô tinh quân” lạy về hướng tây.
  • Sao Thái Dương thì ghi Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân . Lễ ngày 27 hàng tháng, thắp 12 ngọn nến, bài vị màu vàng lạy về hướng Đông.
  • Sao Thái Âm thì lễ vào ngày 26 hàng tháng, thắp 7 ngọn nến, bài vì màu vàng ghi “ Nguyệt cung Thái Âm Hoàng Hậu tinh quân” lạy về hướng Tây.
  • Sao Mộc Đức lễ vào ngày 25 hàng tháng, thắp 20 ngọn nến, bài vị màu xanh ghi “ Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân”, lạy về hướng đông.
  • Sao Vân Hán dâng vào ngày 29 hàng tháng, thắp 15 ngọn nến, bài vị màu đỏ đề “ Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân”, lạy về hướng Nam.
  • Sao Thổ Tú lễ vào ngày 19 hàng tháng thắp 5 ngọn nến, bài vị màu vàng ghi “ Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức tinh quân, lạy về hướng Tây.
  • Sao Thái Bạch, lễ vào ngày 15 hàng tháng, thắp 8 ngọn nến. Bài vị màu trắng đề “ Tây phương canh tân kim đức Thái Bạch kim tinh” , lạy về hướng Tây.
  • Sao Thủy Diệu, làm lễ vào ngày 21 hàng tháng, thắp 7 ngọn nến, bài vị màu đen ghi “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức tinh quân”, lạy về hướng Bắc

Phần lễ vật thì tùy lòng gia chủ, song bài vị ghi thế nào thì văn khấn ghi như thế và khi lễ xong hóa vàng, hóa luôn cả văn khấn bài vị.

  • Sắm lễ:

Lễ Nghinh, Tiễn được tiến hành thường kỳ vào những ngày quyết định của các tháng trong năm. Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào ngày rằm tháng giêng, người ta thường làm lễ dâng, sắm đủ phẩm lễ, đủ số lượng các đèn nến mỗi sao cần nghinh tiễn. Bài vị được thiết lập trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.

Cúng  sao thường lập đàn tràng tam cấp. Cấp trên cúng Trời, Phật, Tiên, Thánh. Cấp giữa cúng vị sao thủ mệnh và cấp dưới cùng cúng Bá thí cho chúng sanh. Nhưng có nơi chỉ cúng sao thủ mệnh, không phải lập đàn tam cấp như trên. Tiết rằm tháng giêng tại các đền chùa cũng thiết lập đàn tràng dâng sao giải hạn, để trừ các tai ách cho dân làng, đường phố.

Rằm tháng Giêng là ngày vía của Phật, ngày vía của Thiên Quan, đồng thời là dịp lễ đầu xuân nên các dòng họ thường tổ chức tế Tổ, hoặc tế cáo Tổ. Các tư gia đều sửa cúng Gia tiên hoặc ra đền chùa dâng hương, do vậy mà tất cả các làng xã, đường phố nhân dân chuẩn bị mua sắm lễ vật, hoa tươi … khá tấp nập. Người ta còn tìm mua loại gà lễ (loại trên 1 kg) để sắm sửa mâm xôi con gà cho đàng hoàng, hy vọng trong năm mọi sự được  toại nguyện…

thocung.net-theo Nguyễn Quốc Thái

Lễ Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu – Lễ rằm tháng Giêng)

Ngày rằm tháng Giêng còn gọi tiết “Thượng Nguyên” hay “Nguyên Tiêu”. Theo các tài liệu của Trung Hoa thì ngày rằm Tháng Giêng, là tháng đầu trong năm, nhân trăng sáng, tiết trời ấm áp nhà vua cho mở tiệc mời các quan trạng dự tiệc ngắm trăng, thưởng hoa đồng thời ngâm vịnh thơ ca nên còn gọi là Tết Trạng Nguyên. Người ta còn tổ chức bơi thuyền có treo đèn, kết hoa, hoặc tổ chức các trò vui dưới đêm rằm trăng sáng. Có người cho rằng rằm tháng Giêng là ngày vía của Thiên quan nên tại các đền chùa thường làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm. Lại có sách cho rằng ngày rằm tháng Giêng là ngày vía của Đức Phật A-di-Đà nên các tín đồ nô nức lên chùa lễ Phật: “Lễ cả năm, không bằng lễ rằm tháng Giêng”.mâm lễ cúng

  • SẮM LỄ:

Ngày tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.

Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết

Cúng Gia tiên là mâm lễ Mặn với đầy đủ các món ăn ngày tết, tinh khiết.

Các vật phẩm khác như:

  • Hương hoa vàng mã;
  • Đèn nến;
  • Trầu cau;
  • Rượu

VĂN KHẤN TẾT NGUYÊN TIÊU

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ Phuong, Ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
  • Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Huynh Đệ, Cô di Tỷ muội, họ nội họ ngoại . . . . . .

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm . . . . . .

Tín chủ (chúng) con là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngụ tại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm . . . . . gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật

Chúng con kính mời các vị Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị hương linh Gia tiên nội ngoại họ . . . nghe lời cầu khẩn, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ, độ cho gia đình chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

-0-0-0-

Theo một số sách địa chí của Việt Nam thì từ trưa ngày 14 đến hết đêm rằm tháng Giêng có lệ treo  đèn kết hoa, thường gọi là hội hoa đăng. Vào dịp này người ta làm đèn đủ các kiểu, có cả đèn kéo quân, đèn “Phụng Tổ”, đèn “Phụng Thần”. Trên đèn người ta trổ các dòng chữ phản ánh ước muốn hoặc cầu mong Thánh thần phụ hộ như : “Nhất bản vạn lợi” (một vốn bốn lời), “Phong điều vũ thuận” (mưa thuận gió hòa), “Hải yến Hà thành” (sông trong biển lặng).

Cũng có người làm đèn để chúc mừng nhau nên tạo chữ “Bách phúc lai thành” (mọi phúc đều nên), hay “ Nhân khang vật thịnh” (Người yên của nhiều)… Riêng đèn “phụng Thần”, “phụng Phật” đều hết ngày rằm thì đem hóa giá, ai mua được phải khao làng. Có những đèn của bạn bè thân thiết chúc nhau thì đêm 14 tự động đem đến treo ở cửa nhà bạn, do vậy ngày hội hoa đăng khá sôi động, vui vẻ. Bởi một số người quan niệm là ngày vía Thiên quan nên những tư gia có điều kiện thường làm “lễ dâng sao” mong cho tai ách trong năm được giải trừ./