Văn khấn Thần linh trong nhà (Ngày mồng Một Tết)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên Hậu Thổ.

– Con kính lạy Chư vị Tôn thần.

Tín chủ (chúng) con là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Hôm nay là ngày mồng Một tháng Giêng năm . . . . . nhằm ngày tết Nguyên Đán đầu năm, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nhiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, hưởng thụ lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hạnh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Từ ngày mùng 2, 3 thì mọi người đi chúc tết anh em họ hàng, hàng xóm láng giềng hoặc đi lễ bái cầu may, cầu tài cầu phúc, có người lại đi vãn cảnh ở đền, chùa, từ đường…

Kể từ ngày mùng 4 trở đi có làm lễ hóa vàng đưa tiễn Tổ tiên (tùy từng nhà lựa chọn ngày tốt để làm lễ). Đầu năm từ 10 đến 20 thường có tết xuân ở đền miễu. Nhà nào dựng cây nêu thì chọn ngày tốt của tuần đầu để hạ nêu (tháng có 3 tuần là tuần đầu, tuần giữa, tuần cuối). Ngày lễ hạ nêu còn gọi là lễ hóa vàng, cũng có nơi gọi tết Khai hạ. Đây là dịp dâng hoa bế mạc của tết Nguyên Đán. Người xưa cho ngày mùng 7 tháng giêng là ngày của loài người (nhân nhật). Theo “phương sóc chiêm thú” cùng một số địa chí thì ngày mùng 1 là ngày gà, mồng 2 là ngày chó, mùng 3 là ngày lợn,  mồng 4 của giống dê, mồng 5 của giống trâu, mồng 6 của giống ngựa, mồng 7 của giống người, mồng 8 của giống thóc lúa.

Và còn có lệ bói đầu năm, các ngày này nếu đẹp thì người và vật khỏe mạnh, không bị tật dịch, thóc lúa bội thu. Nếu các ngày này thời tiết âm u, mưa gió là xấu. Phải coi chừng mà phòng tránh. Sau khi làm lễ tạ, người ta hạ cây nêu, rồi tụ hội ăn uống, nhất là uống rượu “bách giải” để trừ tật dịch. Đốt pháo để xua đuổi tà ma, cắm cành đào để trừ quái dị.

Ngày nay, người ta hóa vàng không nhất thiết vào ngày mùng 7 tháng Giêng và thường thì sớm hơn,  để phù hợp với hoàn cảnh sống và điều kiện công tác miễn sao có lễ tạ Gia tiên, Gia thần và chư vị Thánh Thần, Phật để chứng giám cho tấm lòng, đồng thời hy vọng sự âm phù để được mạnh khỏe, công tác, làm ăn buôn bán tiến bộ, phát đạt.

Tục xưa đối với các gia đình Việt Nam trong dịp tết nguyên đán đều không thể thiếu ngày lễ tạ. Trong suốt dịp tết, việc đèn hương trên bàn thờ phải duy trì đến ngày lễ tạ. Các thức dâng cúng trừ xôi, thịt… dễ thiu, ôi, còn thì đều phải chờ hóa vàng mới hạ lễ. Bởi người xưa quan niệm trong dịp tết các bậc Thần minh và Gia tiên luôn ngự trên ban thờ. Nếu đèn hương để tắt, nhất là hạ lễ vật trước khi lễ tạ là phạm điều bất kính.

Sau khi lễ, việc hóa vàng, tiền của Gia thần hóa trước, vàng của Tổ tiên hóa sau tránh để nhầm lẫn.

SẮM LỄ:

Lễ tạ dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm có:

+ Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả)

+ Trầu cau

+ Rượu

+ Đèn, nến

+ Lễ ngọt, bánh kẹo

+ Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món ăn ngày tết đầy đủ, tinh khiết./.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *